SỎI AMIDAN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Sỏi amidan là gì?
Amidan là tổ chức hạch lympho ở vùng hầu họng, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Sỏi amidan hay còn gọi là bã đậu amidan là chỉ tình trạng xuất những khối màu trắng hoặc vàng trên amidan, thường xuất hiện ở amidan khẩu cái.
Do cấu tạo amidan có nhiều hốc nhỏ, lồi lõm không đều nên khi ăn dễ bị mắc thức ăn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lắng đọng các chất cặn kết hợp lại tạo thành sỏi amidan. Khi bị sỏi amidan thường không gây nguy hiểm cho cơ thể, như người bệnh thường cảm thấy khó chịu, hơi thở rất hôi... Một số trường hợp có nhiều sỏi cần điều trị trước khi sỏi phát triển quá lớn gây ra khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây sỏi amidan
Sỏi amidan thường là kết quả của sự tích tụ, lắng đọng của các loại thức ăn dư thừa, các loại dịch mắc lại trong các hốc của amidan. Thời gian cùng sự hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng biến chúng trở thành các u bã đậu có kích thước từ hạt gạo đến hạt lạc.
Theo nguyên lý đó, có một số nguyên nhân khác dẫn đến sự hình thành của loại sỏi lạ này:
- Viêm mũi xoang mạn tính: dịch nhầy từ xoang thường xuyên chảy xuống họng, mắc lại các hốc của amidan, góp phần tạo thành sỏi amidan.
- Viêm amidan mạn tính: amidan quá phát thường sưng to, gây cản trở đường đi của thức. Khi đó thức ăn cũng dễ mắc lại hơn, kết hợp với các vi sinh vật thường xuyên cư trú ở amidan gây nên sỏi.
- Chế độ ăn uống: Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi như các chế phẩm từ sữa, hải sản cũng thúc đẩy quá trình tạo sỏi nhanh hơn và nhiều hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá và uống rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ gây hình thành sỏi.
- Vệ sinh răng miệng kém: Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho các chất cặn thừa bám dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ đó gây hình thành sỏi.
- Dị ứng: Trên một người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên cũng làm cơ thể phản ứng lại, làm tăng tiết dịch. Các dịch này tích tụ tại amidan gây sỏi.
Khi sỏi amidan hình thành với kích thước nhỏ thì người bệnh sẽ rất khó phát hiện. Bạn cần chú ý đến một số triệu chứng sau đây để có thể sớm nhận ra:
- Hôi miệng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, bởi sự tích tụ của các chất cặn bã sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm hoạt động mạnh. Điều này khiến hơi thở người bệnh xuất hiện mùi khó chịu. Đôi khi triệu chứng này còn đi kèm với một nhiễm trùng amidan.
- Đau họng: Sự hiện diện của sỏi amidan thường sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu ngay tại vị trí mà nó hình thành.
- Khó nuốt: Tùy thuộc vào vị trí hay kích thước của sỏi mà triệu chứng này sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau. Đôi khi việc nuốt thức ăn cũng có thể sẽ gây đau nhiều hơn.
- Amidan sưng lên: Có thể do nhiễm trùng hay do sỏi amidan phát triển to dần.
- Đau tai: Mặc dù bản thân sỏi amidan không chạm vào tai nhưng sự liên quan về đường dẫn thần kinh sẽ khiến người bệnh bị đau tai.
Điều trị sỏi amidan
Điều trị sỏi nhỏ
Trong trường hợp sỏi amidan nhỏ, có thể sử dụng một số biện pháp giúp loại bỏ sỏi như:
- Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các thành phần chất kết sỏi, ngăn lắng cặn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, khi súc họng bằng nước muối giúp người bị viêm đau họng giảm các triệu chứng đau họng, giảm nhiễm khuẩn.
- Uống nhiều nước: uống nhiều nước có tác dụng giúp sỏi amidan nhỏ dần, giảm sự tích tụ hình thành sỏi trong amidan.
- Tăng cường vitamin C: Tăng ăn, uống các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C có thể hỗ trợ loại bỏ tình trạng kết sỏi amidan.
Điều trị sỏi to
Nếu sỏi quá to, amidan viêm, sưng tấy thì cần đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế. Tại đây, các bác sỹ sẽ dựa vào tình trạng sỏi để đưa ra phương án điều trị phù hợp:
- Điều trị bằng bằng thuốc kháng sinh: ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kiểm soát sự gia tăng kích thước của sỏi hoặc khi viêm amidan kèm theo do nhiễm khuẩn.
- Các phương pháp can thiệp lấy sỏi: Dùng dụng cụ để gắp sỏi, rạch amidan để lấy sỏi…
- Phẫu thuật cắt amidan: Được chỉ định khi sỏi amidan quá lớn và có triệu chứng làm người bệnh rất khó chịu. Phẫu thuật cắt amidan thường diễn ra khá đơn giản, người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Cách phòng tránh sỏi amidan
- Tránh mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên bằng cách: Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm ở ngoài môi trường, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.
- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần khám, để được điều trị sớm.
- Tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Khi sỏi amidan gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nên đến cơ sở y tế khám và xử lý sỏi. Tránh để lâu gây ra biến chứng.
Nếu có nhu cầu khám sỏi amidan hoặc cắt amidan, người bệnh vui lòng liên hệ hotline 1900969638 hoặc 024 2214 7777 để được tư vấn và đặt lịch khám.