MỘT SỐ BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA THU BẠN CẦN BIẾT
1. Các bệnh về đường hô hấp
Một số bệnh đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính, viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi.
Mùa này, 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa. Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.
2. Sốt và cảm lạnh
Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virus là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn người bệnh sốt li bì 5 - 7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm đường hô hấp cấp trên, viêm phổi...
Sốt virus lây truyền nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể như: trường học, công sở, nơi công cộng.
Để phòng tránh sốt virus, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng fluor. Do thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Đặc biệt là vào lúc sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ.
3. Đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.
4. Bệnh dị ứng
Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản... Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.
5. Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Thời tiết giao mùa, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh...
Chủ động phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa
1. Cân bằng dinh dưỡng
Cân bằng dinh dưỡng chính là ‘’chìa khóa’’ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại những các dịch bệnh mùa thu đông. Một chế độ ăn được xem là cân bằng dinh dưỡng khi cân đối được 4 yếu tố:
- Cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật);
- Cân đối về vitamin và chất khoáng;
- Cân đối 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (protein, lipid, carbohydrate);
- Cân đối về protein (giữa đạm động vật và đạm thực vật).
2. Vận động thường xuyên
Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, thì vận động thường xuyên giúp giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tấn công nhanh hơn các loại virus xâm nhập. Để vận động phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần dành ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện tập thể dục. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để duy trì sức khỏe, người lớn cần luyện tập ở cường độ vừa 150 phút/ tuần, và cường độ nặng 75 phút/ tuần; đồng thời duy trì các loại hình vận động có tính kháng lực 2 lần tuần nhằm tăng cường sức cơ.
3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm. Đến nay, đã có gần 30 căn bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh, 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Nhờ có vắc xin, 2,5 triệu trẻ không bị chết do bệnh truyền nhiễm hàng năm. Không ốm đau, bệnh tật cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình.
Hiện nay, các loại vắc xin phòng các dịch bệnh mùa thu-đông có thể kể đến như:
- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất tại Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản, cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
- Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
- Vắc xin cúm: Phòng bệnh cúm mùa, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
- Vắc xin MMR II phòng ba bệnh Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
- Vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Phòng tiêm chủng bệnh viện đa khoa quốc tế Thiên Đức có nhiều loại vắc xin phòng các dịch bệnh mùa thu đông cho trẻ em và người lớn, các loại vắc xin sử dụng trongbệnh viện đều có nguồn gốc rõ ràng và nhập khẩu chính hãng từ các hãng uy tín trong và ngoài nước. Phòng tiêm chủng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cao cấp, trang thiết bị y tế đạt chuẩn. Không gian phòng chờ trước tiêm rộng rãi, có khu vui chơi cho trẻ đầy màu sắc.
Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ: 1900 969638 - 024 2214 7777 để được tư vấn.