RAU BONG NON - CẤP CỨU SẢN KHOA NGUY HIỂM
Rau bong non là gì?
Hiện tượng rau bong non
Rau bong non là sự bong sớm của rau thai chưa trưởng thành và là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ.
Trong bệnh lý rau bong non, rau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi thai nhi được sổ ra ngoài do có sự hình thành khối máu tụ sau rau. Khối máu tụ này lớn dần làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi
Rau bong non được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ III là tình trạng nặng nhất.
Nhứng yếu tố nguy cơ gây rau bong non
- Tuổi tác: rau bong non thường phổ biến ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi.
- Tiền căn rau bong non: nếu bạn đã từng bị bong rau thai thì bệnh có nguy cơ tái phát cho lần mang thai kế tiếp.
- Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén (khi có thai mới bị tăng huyết áp, trước đó chưa bao giờ bị)
- Lạm dụng chất gây nghiện: rau bong non có khả năng tiến triển trầm trọng hơn nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng cocaine khi mang thai.
- Vỡ ối sớm: nguy cơ rau bong non tăng nếu túi ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Rối loạn trong quá trình đông máu: bất cứ tình trạng nào làm suy yếu khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ rau bong non.
- Đa thai: nếu bạn sinh đôi hay sinh ba, việc sinh bé đầu tiên có thể dẫn đến những thay đổi trong tử cung, gây bong rau thai trước khi bé sau ra đời.
- Thai phụ không được khám thai định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm độc thai nghén, những người có chế độ ăn uống kém, lao động nặng nhọc, những phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện sống khó khăn có nguy cơ bị rau bong non cao hơn ở thành thị.
Cấp cứu sản phụ rau bong non do vỡ ối sớm tại Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức:
Sản phụ là chị Lê Thị T. 28 tuổi thường trú tại Hà Đông, Hà Nội. Chị T mang thai lần đầu. Thai nhi chẩn đoán đnag ở tuần thứ 38 thì xảy ra tình trạng vỡ ối, tử cung thai phụ bị rối loạn cơn co.
Ngay lập tức chị T đã được người nhà đưa đến Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức. Chị T nhập viện trong tình trạng đau bụng cơn kèm theo vỡ ối. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm cho thai phụ. Hình ảnh siêu âm cho kết quả có khối máu tụ sau bánh rau. Đây là biểu hiện của bánh rau đã bong rất nguy hiểm cho thai nhi. Chị T lập tức được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Đây là một tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Ca phẫu thuật cấp cứu được thực hiện kịp thời bởi bác sĩ Ma Văn Từng - Trưởng khoa phụ sản Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức.
Với chuyên môn sâu cùng kinh nghiệm dày dặn của bác sĩ Từng trong lĩnh vực phẫu thuật các ca đẻ khó phức tạp, ca phẫu thuật thành công, bé trai đã ra đời trong niềm hân hoan của cả ekip phẫu thuật và mẹ T. Sức khỏe của mẹ và bé hiện tại đều ổn định.
Bác sĩ Từng cho biết: Thông thường sau khi rau bong, cơn chuyển dạ sẽ bắt đầu khởi phát. Chuyển dạ thường diễn ra rất nhanh. Sự nuôi dưỡng của thai nhi từ mẹ sẽ bị cắt đứt ngay lập tức rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời.
Việc theo dõi sức khỏe rất quan trọng ở những tháng cuối thai kỳ, người mẹ mang thai cần thực hiện thăm khám thai định kỳ và lắng nghe cơ thể mình và những phản ứng của thai nhi. Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết âm đạo, đau trằn bụng dưới,... thai phụ cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa Sản để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.