NHỮNG LƯU Ý MŨI TIÊM VẮC XIN COVID - 19 THỨ 2 BẠN CẦN BIẾT

Nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng, hiện người dân cả nước đang tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Vậy bạn đã tiêm mũi 1, mũi 2 khiến nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

Hiện nay, có 6 loại vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam vì vậy, các loại vắc xin được tiêm tại mỗi địa phương và cho mỗi người theo từng đợt cung ứng có thể khác nhau. Nhiều người thắc mắc nếu mũi 1 và mũi 2 tiêm 2 loại vắc xin khác nhau có được không?

Loại vắc xin tiêm mũi 2

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và của Bộ Y tế tại Công văn số 6030/BYT-D 2021 hướng dẫn tiêm 02 liều vắc xin phòng COVID-19 được ban hành ngày 27/7/2021, tốt nhất nên tiêm 2 liều cùng 1 loại vắc xin. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế thì có thể phối hợp hai loại vắc xin khác nhau trong 02 lần tiêm như sau:

  • Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 Astrazeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)
  • Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm
  • Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer
  • Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna
  • Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna

Khoảng cách giữa 2 lần tiêm bao lâu để đạt hiệu quả?

Trong số 6 loại vắc xin được cấp phép sử dụng tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế chỉ có duy nhất vắc xin Janssen tiêm 1 liều duy nhất, còn 5 loại vắc xin khác, để tạo ra miễn dịch cho cơ thể, cần được tiêm 2 liều và duy trì khoảng cách giữa 2 lần tiêm. Tuy  nhiên, tùy vào loại vắc xin được tiêm mà khoảng cách giữa các lần tiêm khác nhau: 

  • Vắc xin COVID-19 AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần
  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech : Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
  • Vắc xin COVID-19 Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần
  • Vắc xin Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần

Do đó, những người đã tiêm mũi 1 cần lưu ý về khoảng cách với mũi tiêm thứ 2 để tác dụng của vắc xin đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý để  bảo đảm  sức khỏe trước tiêm

Tương tự như tiêm mũi 1, người tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cần lưu ý một số khuyến cáo trước khi tiêm như sau:

  • Nếu có phản ứng dị ứng ngay lập tức hoặc nghiêm trọng sau tiêm mũi đầu tiên thì không nên tiêm liều thứ 2
  • Tránh dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc có thành phần steroid trước khi tiêm, vì các loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.
  • Không uống rượu bia, dùng chất kích thích trước ngày tiêm chủng, nhằm đảm bảo hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, giúp tạo ra kháng thể chống lại virus…
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, nước, điện giải, ăn các loại hoa quả, trái cây và rau xanh trước và sau tiêm giúp hạn chế, giảm nhẹ các phản ứng phụ không mong muốn.

Sau tiêm, cần theo dõi sức khỏe thế nào?

Dù đã có kinh nghiệm ở lần tiêm đầu, nhưng người tiêm mũi thứ 2 vẫn phải cẩn thận và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân, cụ thể như sau:

  • Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm.
  • Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
  • Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.
  • Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
  • Tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng
  • Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
  • Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

            + Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

            + Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Để đẩy lùi dịch bệnh người dân cần thực hiện 5k và thực hiện tiêm chủng nay khi có điều kiện, để bảo đảm tiêm an toàn, người dân hãy thực hiện tiêm ở cơ sở theo sự tổ chức của các cơ quan chức năng, đồng thời thông báo với bác sĩ về tiền sử sức khỏe (nếu có).

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.