NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý SAU SINH MỔ
Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe chống thiếu máu, nhanh l
Mẹ bầu sau sinh mổ nên làm gì?
- Ngày đầu sau mổ nên uống nước lọc, ăn cháo, súp, canh đến khi có thể xì hơi được mới bắt đầu bổ sung thêm các thực phẩm khác ...Từ ngày thứ 2 trở đi, có thể ăn uống bình thường, ăn nhiều đạm và các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên vẫn nên ăn cháo hoặc súp. Uống nhiều nước giúp bạn có nhiều sữa cho em bé bú.
- Ngủ đủ giấc giúp mẹ sau sinh thấy sảng khoái, bớt cảm giác stress và có nhiều sữa cho con bú. Sau sinh dạ con co thắt khiến mẹ đau đớn, mẹ cần tránh nằm ngửa nên nằm nghiêng sẽ giúp giảm đau, tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Bổ sung các loại vitamin B, C, K, A để tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu. Ngoài ra các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm...giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.
- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự ngon miệng, tránh sự nhàm chán. Không nên ăn các thức ăn lạnh hoặc chưa được chín kỹ.
- Nên dùng gừng và nghệ trong chế biến món ăn để giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho niêm mạc ruột.
- Sản phụ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn thì nên ngồi dậy và tập đi để lưu thông khí huyết, tránh bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch. Vận động vừa sức khiến mẹ nhanh hồi phúc và ít đau đớn hơn
- Nên tắm rửa mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Không nên ngâm lâu trong nước (khoảng từ 5-10 phút), tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió, lau khô người sau khi tắm xong, thận trọng với vết mổ. Sau khoảng 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu, nên lau khô tóc nhanh. Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để rửa. Giữ đôi bàn chân ấm bằng đi tất.
Sản phụ sau sinh mổ kiêng gì?
- Tránh nằm ngửa: Khi nằm ngửa sẽ thấy đau hơn do tử cung co thắt nên nằm nghiêng và kê gối mềm sau lưng, từ từ chuyển động tác giúp ảnh hưởng đến vết mổ ít nhất
- Không nên ngủ quá nhiều: Nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung, cần phải ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tránh tắc ruột và các mạch máu.
- Không nên làm việc sớm: Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành, không nên làm việc sớm.
- Không để bị lạnh: Sản phụ sau sinh, thận khí bị suy nhược nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế không nên tắm rửa bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ấm để lau sạch cơ thể, vệ sinh toàn thân. Bởi nếu để lâu ngày không tắm, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và còn có thể lây lan sang cả em bé như viêm miệng, tiêu chảy...
- Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay... Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành. Bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê,...là những thực phẩm lạnh gây hại cho đường tiêu hóa và răng
- Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng...Các thực phẩm tái sống như gỏi, rau sống,..
- Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn như cà phê, chè, hạt tiêu,..
- Không nên dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt, tiêu: Trong ớt có thành phần capsaicin tạo cảm cảm giác nóng miệng, lưỡi cổ họng, kích thích dạ dày làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm loét. Khi dùng nhiều tiêu có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, táo bón.
- Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia...vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.
- Không nên quan hệ sớm: Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm, thường thì nên kiêng từ 6-8 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.
- Tránh suy nghĩ nhiều, xúc động mạnh có thể gây hại cho sức khỏe sản phụ, dẫn đến tình trạng thiếu sữa.
- Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan...thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.