NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM

Sốt xuất huyết là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và đang trở thành mối lo của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy cần tìm hiểu rõ về nguyê

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên và có thể xảy ra với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Trẻ em từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi vằn. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch… gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các giai đoạn và triệu chứng sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt: Ở giai đoạn đầu trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì than đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết, đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Kết quả xét nghiệm máu dung tích hồng cầu đa số là bình thường, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, trong khi đó lượng bạch cầu thường giảm.

Giai đoạn nguy hiểm: thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh. Vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Như vậy, khi đi khám có thể nhận thấy trẻ bị tràn dịch ở màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, mi mắt phù nề. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh, ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít; huyết áp kẹt , tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 - 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em tại nhà

  • Nếu bệnh nhi sốt cao trên 39oC, cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu;
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc cháo loãng pha với muối, để bổ sung chất điện giải cho bé;
  • Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa);
  • Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết;
  • Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cần đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Nếu thấy trẻ nôn ói đột ngột, liên tục, xuất huyết tiêu hóa đột ngột, da xung huyết nhưng tứ chi lạnh,...cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. 

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Cha mẹ có thể loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;
  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại...) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,...
  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần;
  • Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, chẳng hạn như chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ quả dừa, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre,...
  • Vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến;
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay;
  • Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày);
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức đã khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Người bệnh sẽ được các bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, được điều trị nội trú với hệ thống phòng bệnh tiện nghi, hiện đại và hưởng nhiều ưu đãi về giá dịch vụ khi có BHYT.

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.