NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN B Ở TRẺ SƠ SINH

Viêm gan B là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, do virus viêm gan B gây ra. Đặc biệt, khi trẻ em sơ sinh bị viêm gan B mãn tính thì khả năng biến chứng

Nguyên nhân gây viêm gan B ở trẻ em

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây nhiễm qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con.

Theo thống kê của các trung tâm y tế thì tại Việt Nam có khoảng 10% đến 13% phụ nữ mang bầu nhiễm virus viêm gan B. Con đường lây nhiễm loại virus này từ mẹ sang con rất nhanh và đó chính là nguyên nhan gây bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu (3 tháng đầu) của thai kỳ nhưng được phát hiện và xử trí thì tỷ lệ mẹ truyền virus viêm gan B sang cho con thấp (khoảng 1%). Nếu mẹ bị bệnh viêm gan B vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì khả năng truyền virus viêm gan B cho con là khoảng 10%. Tỷ lệ lây truyền này sẽ cao hơn ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây truyền viêm gan virus B sang cho bé có thể lên tới 60-70%.

Cơ chế lây truyền là do virus có trong máu, các chất dịch của người mẹ (bị nhiễm virus viêm gan B) sẽ truyền vào cơ thể trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sẽ không đủ sức đề kháng để tiêu diệt virus nếu như không có sự hỗ trợ can thiệp sớm nào từ y khoa thì khả năng lây nhiễm từ mẹ bị viêm gan B sang cho bé là khó tránh khỏi.

Viêm gan B sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Viêm gan B sơ sinh cấp tính thường chưa có những triệu chứng lâm sàng mà chỉ có một số biểu hiện như vàng da, bú chậm hoặc nước tiểu vàng. Khi thực hiện xét nghiệm máu với các trường hợp này sẽ phát hiện chỉ số men gan tăng cao.

Bệnh viêm gan ở trẻ em nếu không có biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát và điều trị bằng phác đồ đặc trị viêm gan virus thì có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Hiện nay, có đến 80% các trường hợp ung thư gan là do nhiễm virus viêm gan B, C gây ra, trong số đó có khoảng 57% số người bị nhiễm sẽ tiến triển thành xơ gan và 78% số người bệnh này sẽ mắc ung thư gan tiên phát.

Không phải tự nhiên mà ung thư gan lại lọt vào top 5 loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc mới lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Trong số các bệnh nhân mắc ung thư gan có không ít các ca bệnh là những người trẻ tuổi chỉ mới 24 tuổi. Cũng có nhiều ca bệnh bị nhiễm viêm gan B không hề hay biết cho đến khi kiểm tra mới phát hiện ra là mẹ của bé khi mang thai cũng từng bị nhiễm viêm gan B.

Ngoài vấn đề lây nhiễm, bệnh lý phát sinh, thì thai phụ bị viêm gan B trong quá trình mang thai không được chủ quan, do đây là một trong những nguyên nhân làm lây truyền virus viêm gan B cho con.

Cách phòng bệnh viêm gan B sơ sinh

  • Khi trẻ được sinh ra, nếu nghi ngờ mắc viêm gan B cần lập tức đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tại các cơ sở uy tín và chất lượng. Sau khi xét nghiệm nếu kết quả trả về trẻ bị viêm gan B sơ sinh, bố mẹ cần lắng nghe những hướng dẫn điều trị của bác sĩ để con được điều trị tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe ít nhất 1 tháng 1 lần để nắm bắt tốt nhất về tình trạng bệnh của con.

  • Có nên thực hiện tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh không và thời điểm tốt nhất để thực hiện tiêm cho bé là khi nào? Đối với trẻ khi sinh ra không có mẹ bị viêm gan B và tình trạng sức khỏe đảm bảo thì cần thực hiện tiêm viêm gan B mũi đơn ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, trẻ cần tiêm bổ sung mũi tiêm viêm gan B số 2 số 3, mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu 1 tháng và các mũi 2, 3, 4 được tiêm cùng Vắc xin 5 trong 1.

  • Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B mà bị mắc viêm gan B trong thai kỳ thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm có hướng khắc phục. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bầu mắc viêm gan B từ tháng thứ 3 trở đi thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) thì ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, bé được tiêm một liều HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường. HBIG không phải là vắc xin tiêm phòng mà là kháng thể dự phòng cho bé có kháng thể ngay để đề kháng với viêm gan B nếu mẹ bé mang virus viêm gan B.

  • Đối với những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con nhưng cả 2 đều chưa được tiêm phòng virus viêm gan B thì làm kháng thể kháng viêm gan B, nếu chưa có kháng thể bảo vệ, và nên thực hiện tiêm sớm để người vợ được đảm bảo nhất trong quá trình mang thai. Khi đó, nguy cơ lây bệnh viêm gan B sang bé sẽ không còn là nỗi lo đối với vợ chồng bạn.

Bệnh viêm gan virus B thường diễn biến rất âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Với trẻ sơ sinh viêm gan B cấp tính có thể có một số biểu hiện như vàng da, bú chậm, nước tiểu vàng. Khi xét nghiệm máu thấy chỉ số men gan tăng cao.

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hiệu quả và đảm bảo nhất. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B cần được tiêm một mũi kháng thể globulin chống HBV và một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh. Tiếp đó, tiêm đủ mũi theo phác đồ, khi trẻ được 1 tháng tuổi tiêm mũi thứ 2, 2 tháng tuổi tiêm mũi thứ 3 và nhắc lại lúc 12 tháng tuổi.

Tại Thiên Đức, quy trình tiêm chủng được thực hiện cẩn thận, theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế. Các bé sẽ được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng. Các loại vắc xin được nhập khẩu từ các công ty lớn nổi tiếng trên thế giới, có kiểm định rõ ràng, được bảo quản trên dây chuyền lạnh hiện đại theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới.

 

 

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.