BỆNH MỀ ĐAY MẠN TÍNH DO ĐÂU?

Bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa ngày càng phổ biến và có xu hướng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dị ứng, mề đay là cách cần thiết để giảm thiểu mức độ nguy hiểm và khó chịu mà bệnh gây ra.

Mề đay mạn tính là gì?

Mề đay mạn tính là một dạng phát ban trên da, có thương tổn là một quầng đỏ (hồng ban) hơi phù nề, gồ lên mặt da (sẩn phù), và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thường lặn mất trong vòng 24 giờ. Đôi khi, mày đay còn đi kèm với triệu chứng phù quanh hốc mắt hay phù môi, lưỡi, mà từ chuyên môn gọi là phù mạch, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều.

Trong các tình trạng nặng hơn, mề đay có thể là một triệu chứng của phản ứng phản vệ, hoặc sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10-20% người trong dân số bị mề đay ít nhất một lần trong đời.

Đa số các mề đay đều tự hết trong vòng 6 tuần (mề đay cấp tính), một số trường hợp có thể tái đi tái lại hơn 6 tuần gọi là mề đay mạn tính. Tình trạng mề đay mạn tính gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh, gây mất tập trung, ảnh hưởng đến học tập, công việc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cho chất lượng cuộc sống giảm đi rất nhiều.

Nguyên nhân gây mề đay

Căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều lý do. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:

  • Do dị ứng thức ăn.
  • Do dị ứng thuốc.
  • Do côn trùng cắn.
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm.
  • Di truyền.
  • Bệnh lý.
  • Nguyên nhân tự phát.

Đại đa số, khoảng 70-80% các trường hợp mề đay mạn tính không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, gọi là mày đay mạn tính tự phát. Tuy nhiên, các bệnh nội khoa tiềm ẩn có thể là nguyên nhân gây ra loại mề đay này, ví dụ như nhiễm Helicobacter pylori, nhiễm trùng mạn tính, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn trong đó có bệnh tuyến giáp, hoặc hiếm gặp hơn là các bệnh ung thư.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay dị ứng:

  • Không gãi khi nổi mề đay: Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của nổi mề đay dị ứng. Tuy nhiên, gãi nhiều khiến vùng da trầy xước, dễ nhiễm khuẩn, tổn thương nặng hơn.
  • Không dùng hóa mỹ phẩm: Mỹ phẩm là nguyên nhân thường gặp gây nổi mề đay mẩn ngứa và khiến da nhạy cảm hơn. Ngoài ra, người bệnh không được sử dụng hóa chất như sữa tắm, xà bông độc hại cho da.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm: Bệnh nhân nổi mề đay dị ứng mẩn ngứa có hệ miễn dịch rất kém, vì thế cần kiêng sử dụng nhóm đồ ăn nhiều đạm (gà, tôm, cua,..) để hạn chế tác nhân kích ứng khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không dùng đồ ăn cay nóng: Ớt, hạt tiêu, kim chi,… là nhóm thực phẩm cay nóng, tác động khiến tình trạng nổi mề đay nặng hơn và cơn ngứa không thuyên giảm.
  • Tuyệt đối không dùng chất kích thích: Các chất kích thích trong rượu bia, thuốc lá như men, nicotin khiến hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng chống vi khuẩn có hại cho da.
  • Không lạm dụng thuốc: Do xuất hiện những cơn ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Lúc này, việc dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống để đẩy lùi cơn ngứa được bệnh nhân sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, người bệnh nổi mề đay mẩn ngứa dị ứng chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không lạm dụng vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.

Để được chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả nhất người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

 

 

Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch: 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777.

 

 

 

 

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.