TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ CÓ ẢNH HƯỞNG THAI NHI KHÔNG?
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Những đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai
- Mang thai khi đã ngoài tuổi 30;
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
- Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường thai kỳ Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
- Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
- Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
- Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường? Kết quả bình thường glucose máu ở sản phụ:
- Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
- Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
- Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên
Rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao gây hậu quả ra sao? Tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé yêu. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao, những trường hợp đáng tiếc sau đây có thể xảy ra:
Đối với thai nhi
- Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường;
- Bé bị tụt canxi sau khi chào đời;
- Nguy cơ dị tật thai nhi.
Đối với mẹ
- Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;
- Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường;
- Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to;
- Sẩy thai, thai chết lưu;
- Băng huyết sau sinh.
Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ Thay đổi chế độ ăn uống Ăn sáng đầy đủ để bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc, tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết. Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, tinh bột. Chia nhỏ bữa ăn, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe, đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Kiểm soát cân nặng Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát việc tăng cân một cách chặt chẽ.
Tăng cường vận động hợp lý
Vận động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.
Bên cạnh đó, đừng quên đến khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Bởi vì đây là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.