DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀO MÙA

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15-6)” lần thứ 9 năm 2019. Mặc dù thời điểm này, mùa dịch bệnh sốt xuất huyết mới chỉ bắt đầu, nhưng nguy cơ dịch bệnh bùng phát luôn hiện hữu. Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tránh tư tưởng chủ quan là yêu cầu quan trọng mà ngành Y tế đặt ra.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 5 - 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 67.000 ca mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Nếu như trong tháng 4 - 2019, toàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 10 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì trong những tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2019, số ca mắc đã tăng lên khoảng 70-80 ca/tuần.

Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Theo chu kỳ bệnh thường bùng phát vào các tháng mùa hè. Thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển gây lây nhiễm virus Dengue.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết:

Giai đoạn 1:

Đầu tiên là giai đoạn sốt. Trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.

Xét nghiệm Dengue sớm để phát hiện bệnh kịp thời

Nếu có nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay. Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.

Vào thời điểm này có thể người bệnh đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi...

Những vết này là các đốm đỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Những biến chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Biến chứng chảy máu chân răng do sốt xuất huyết

Giai đoạn 3:

Sau giai đoạn nguy hiểm thì người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn này người bệnh đã hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Người bệnh đã có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Tại thời điểm hiện tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức đã tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết có biến chứng và không có biến chứng. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm với phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân đã đem đến sức khỏe và sự tin tưởng nhất cho người bệnh khi đến với Thiên Đức.

 

text_related

024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.