CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MEN GAN GGT KHI NÀO ĐÁNG LO NGẠI?
Chỉ số GGT là gì?
GGT là viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase. Đây là một trong số 3 loại men gan quan trọng, đóng vai trò lớn trong chức năng gan. Hai loại men gan còn lại là SGOT (hay còn gọi là AST – Alanin Amino Transferase và SGPT (hay còn gọi là ALT – Aspartate Amino Transferase).
GGT có nhiều trong thận, tuyến tụy, lá lách, ruột non gan…
Chỉ định làm xét nghiệm GGT trong những trường hợp sau:
Máy xét nghiệm hiện đại của hãng Abbott Hoa Kỳ tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thiên Đức
- Người bệnh có những biểu hiện của bệnh gan như chán ăn, buồn nôn, bụng sưng, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, da nổi mạch máu mạng nhện…
- Hoặc người bệnh nghiện rượu bia cũng cần xét nghiệm GGT để kiểm tra xem gan đã bị tổn thương hay chưa.
Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số GGT ở mức bình thường (ngưỡng an toàn) là dưới 60UI/L.
- Đối với nam giới là từ 11-50UI/L
- Đối với nữ giới là từ 7-32 UI/L.
Trường hợp GGT tăng cao hơn mức bình thường:
- GGT tăng từ 1-2 lần: mức độ tổn thương gan nhẹ
- GGT tăng từ 2-5 lần: mức độ tổn thương gan trung bình
- GGT tăng trên 5 lần: mức độ tổn thương gan nặng.
Những người mắc viêm gan cấp hay ung thư gan, chỉ số GGT có thể lên đến 5000UI/L.
Tuy nhiên, xét nghiệm GGT không thể phân biệt các nguyên nhân gây tổn thương gan khác nhau vì nó có thể tăng với nhiều loại bệnh gan (ung thư gan và viêm gan virus...) và các tình trạng không phải do gan (như hội chứng mạch vành cấp). Vì vậy, xét nghiệm GGT không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
Mức GGT đôi khi tăng lên khi người bệnh uống rượu. Mức độ cao hơn ở những người nghiện rượu nặng mãn tính so với những người tiêu thụ ít hơn 2 đến 3 ly mỗi ngày. Xét nghiệm GGT còn được sử dụng để đánh giá một người đang lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính.
Để hiểu rõ hơn xét nghiệm GGT và làm thế nào để sức khỏe gan của bạn tốt hơn, bạn nên thường xuyên xét nghiệm men gan và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan.