NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VIÊM MŨI DỊ ỨNG KHI MANG THAI
Thế nào là viêm mũi dị ứng? Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai Có khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén.
Nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên (yếu tố lạ đối với cơ thể). Các yếu tố dị nguyên thường gặp ví dụ như: thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,...
thời kỳ mang thai, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh. Điều này gây ức chế acetylcholin esterase kích thích phản ứng cholinergic gia tăng. Cholinergic làm tăng các tuyến dịch nhờn và luân chuyển lông mũi, cùng các mạch máu trong niêm mạc mũi gây viêm mũi hoặc làm phù nề niêm mạc mũi.
Các phản ứng này xảy ra ở ngay lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang,... từ đó gây ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc tại đây. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, ngứa mũi, nước mũi chảy ra giàn giụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.
Đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,... thì nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn những người khác.
Ngoài việc xâm nhập theo đường hô hấp, các tác nhân gây kích thích còn có thế vào cơ thể qua đường da hoặc qua đường ăn uống.
Đặc biệt đối với những phụ nữ có cơ địa dị ứng thì khi mang thai sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường. Thông thường, bà bầu bị viêm mũi dị ứng kéo dài khoảng vài tuần hoặc 6 tháng.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Về bản chất viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát đặc biệt khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng hay mệt mỏi, trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng.
Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.
Phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do vậy, các bạn cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đủ dưỡng chất giúp tăng đề kháng chống chọi với tác tác nhân gây bệnh.
- Thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,…
- Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm, nhất là khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh xuất hiện.
- Mẹ bầu nên tránh xa tác nhân, dị nhân gây bệnh như lông chó mèo, hóa chất, thuốc lá, khói bụi,…
- Luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ không gian thoáng mát.
- Vận động phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe mà còn gián tiếp tác động không tốt tới trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các bạn nên chủ động điều trị chứng bệnh ngay khi mới phát hiện để đạt hiệu quả tốt nhất