CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng s

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.

Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Đối với người mẹ

  • Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc sản giật ở lần mang thai trước và sẽ tăng nguy cơ cao ở lần mang thai tiếp theo.
  • Mẹ bầu tăng cân trên 20kg, thai to dẫn tới tình trạng khó sinh và xảy ra tình trạng đa ối.
  • Mẹ bầu ăn nhiều, uống nhiều sẽ xảy ra hiện tượng tiểu nhiều (nước tiểu có đường), bị nấm candida tái phát nhiều lần..
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.
  • Mẹ bầu bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Đối với con

  • Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ,...
  • Thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh nở
  • Tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần.
  • Suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường do di truyền.

Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng? Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua chế độ ăn lành mạnh bao gồm có đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ. Theo đó, khuyến cáo với chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: 20 – 35g/ngày.

Một số thực phẩm người mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo các khuyến nghị sau
Nhóm tinh bột
Tinh bột là dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose). Vì thế, thai phụ cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, vì thế mẹ bầu nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.

Nhóm chất đạm Mẹ bầu nên ăn cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa, bởi đây đều là thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nhóm chất béo
Mẹ bầu nên sử dụng các loại thịt nạc giàu chất đạm như thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và cá. Ngoài ra, nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để chiên xào, nấu nướng
Nhóm rau củ
Mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày. Theo đó, nên ăn rau trước các bữa chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, bởi rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột.
Nhóm trái cây
Mẹ bầu nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, sơ ri, kiwi xanh,... Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả sau bữa ăn và nên ăn cả phần cái để tận dụng chất xơ có trong các loại hoa quả.


Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa
Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp năng lượng giàu canxi và đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,...
Những điều cần lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng là gì?

  • Nên phân chia các bữa ăn thành các bữa ăn phụ và bữa ăn chính, thời gian cách nhau từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, chia đều lượng tinh bột để duy trì lượng đường huyết ổn định.
  • Trong cả bữa ăn phụ và bữa ăn chính cần có một số chất đạm lành mạnh để kiểm soát lượng đường huyết và duy trì năng lượng cho cả ngày.
  • Trong các bữa ăn phụ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa không đường, sữa chua, phô mai, sữa đậu nành hoặc các loại hạt dinh dưỡng.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như mì ăn liền, súp đóng hộp, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh và thực phẩm đóng gói.
  • Uống đầy đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý điều độ.
     
024 2214 7777

© Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức. All rights reserved.